MUA – Giá mục tiêu 1 năm: 135.900 đồng/cp
Đa dạng hóa động lực tăng trưởng từ mảng xây dựng dân dụng và cho thuê hạ tầng viễn thông
Luận điểm đầu tư: Tăng trưởng LNTT Q1/2022 ước đạt khoảng 29% so với cùng kỳ có thể là yếu tố hỗ trợ. Bên cạnh chờ kế hoạch phát triển 5G, doanh thu mảng xây dựng dân dụng (+40% so với cùng kỳ) trở thành một trong những động lực tăng trưởng của công ty cùng với mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông (+142% so với cùng kỳ).
Theo cuộc họp nhà các nhà đầu tư gần nhất, ban lãnh đạo chia sẻ kế hoạch nội bộ về LNTT năm 2022 là 653 tỷ đồng (+38% so với cùng kỳ), cao hơn 10% so với ước tính của chúng tôi. Dựa vào ước tính tăng trưởng EPS năm 2022/2023 là 25,9%/32,2%, CTR hiện giao dịch với hệ số P/E 2022/2023 lần lượt là 20x/15x
Trong khi đó, các công ty cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu hiện giao dịch với hệ số P/E 2022/2023 là 25,5x/22,6x nhưng với mức tăng trưởng EPS thấp hơn là 18,1%/10,2%. Do đó, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 1 năm là 135.900 đồng/cp, tiềm năng tăng giá là 22,2%.
Ngành CNTT & viễn thông: hướng đến nền kinh tế số, chiếm 20%/GDP trong năm 2025.
Tin cập nhật
• Cuộc họp ngày 28/03/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) đã chia sẻ kế hoạch cho năm 2022: 1. Xóa các vùng lõm sóng 3G/4G & giảm tỷ lệ người dùng 2G xuốg dưới 2%. Theo giả định của chúng tôi, nhu cầu về đầu tư các trạm BTS mới là cần thiết để mở rộng vùng phủ sóng 3G/4G trong năm 2022 cũng như phát triển mạng 5G vào cuối năm 2022.
Chúng tôi tin rằng điều này có thể thúc đẩy việc mở rộng thị phần di động của Tập đoàn Viettel và thúc đẩy động lực tăng trưởng cho mảng xây dựng/vận hành viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông của CTR.
2. Tăng tốc độ Internet cố định và di động lên ít nhất 30%. Theo quan điểm của chúng tôi, điều này có thể thúc đẩy nhà mạng đầu tư vào các tuyến cáp quang. Cả CTR và FPT đều sẽ đi theo xu hướng này.
• Ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 114/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định này đặt mục tiêu tỷ trọng của nền kinh tế số/ tổng GDP lên đến 20% trong năm 2025 và 30% trong năm 2030 (từ mức 5,7% trong năm 2021, theo ước tính của Google, Temasek & Bain). Theo quan điểm của chúng tôi, kế hoạch của Chính phủ là khá thách thức. Song nhu cầu chi tiêu cho dịch vụ CNTT, chuyển đổi số trong nước sẽ tăng và cả CTR & FPT đều sẽ được hưởng lợi.
Ban lãnh đạo FPT cũng đã đặt kế hoạch tăng trưởng +30%/năm trong 3 năm tới cho mảng CNTT trong nước do nhu cầu gia tăng ở cả khu vực công và tư nhân (tập trung vào 3 lĩnh vực chính bao gồm sản xuất, ngân hàng và bất động sản).
Khuyến nghị: Cổ phiếu khuyến nghị cho ngành CNTT & viễn thông bao gồm: FPT (MUA – giá mục tiêu 1 năm là 136.900 đồng/cp, tiềm năng tăng giá là 23%) và CTR (MUA – giá mục tiêu 1 năm là 135.900, tiềm năng tăng giá là 24%).
Triển vọng lợi nhuận: Tăng trưởng cao nhờ mảng xây dựng dân dụng & cho thuê hạ tầng viễn thông.
• Xây dựng dân dụng kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng của mảng xây dựng.
✓ Nhờ hệ sinh thái của Tập đoàn Viettel và Viettel Construction, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hơn có thể được cung cấp bao gồm: xây dựng, M&E, thiết bị smarthome, sửa chữa & bảo trì thiết bị điện, dịch vụ internet và dịch vụ phủ sóng tòa nhà – DAS.
✓ Trong cuộc họp nhà đầu tư gần đây, ban lãnh đạo đã đặt kế hoạch tăng trưởng 50% cho phân khúc B2C. Ban lãnh đạo cũng khá tự tin khi dành vị trí dẫn đầu trong phân khúc xây dựng B2C (nhóm hộ gia đình)
✓ Trong 2T2022, giá trị đơn hàng mới đạt 600 tỷ đồng, hoàn thành 30% kế hoạch năm 2022. Trong đó, 275 tỷ đồng từ Novaworld (Novaland), 111 tỷ đồng từ dự án Trần Anh, 190 tỷ đồng từ dự án Bắc Giang. Theo triển vọng thị trường năm 2022 của CBRE, lượng mở bán mới và số lượng căn hộ bán được trong năm 2023/2024 ước đạt mức trước covid (năm 2019). Điều này cũng hỗ trợ mảng xây dựng B2B của CTR.
✓ Tuy nhiên, chúng tôi ước tính doanh thu năm 2025 cho mảng xây dựng khu dân cư đạt khoảng 2,2 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch của công ty là 15 nghìn tỷ đồng.
• Tăng trưởng xây dựng và hoạt động viễn thông sẽ gắn với (1) việc mở rộng thị phần băng thông internet và di động của Tập đoàn Viettel trong năm 2022 và (2) mạng 5G là động lực tăng trưởng mới kể từ cuối năm 2022.
• Mảng BTS: Dựa trên các kế hoạch gần đây của Chính phủ về mảng di động và internet, chúng tôi giữ nguyên ước tính đối với mảng cho thuê BTS cũng như mảng cho thuê cáp quang.
• In-building DAS segment growth should be linked to company’s residential construction segment as full ecosystem.
• Tăng trưởng mảng dịch vụ phủ sóng tòa nhà -DAS đi cùng với mảng xây dựng nhà ở như một hệ sinh thái.
• Việc cải thiện biên lợi nhuận gộp chủ yếu phụ thuộc vào mảng cho thuê hạ tầng viễn thông (bù lại mức -10 bps ở mảng xây dựng do mặt bằng giá thép cao).
• Theo cuộc họp nhà đầu tư gần đây, ban lãnh đạo đặt kế hoạch LNTT năm 2022 là 653 tỷ đồng (+38% YoY), cao hơn 10% so với ước tính của chúng tôi.
Chúng tôi sử dụng phương pháp DCF để định giá cổ phiếu CTR nhằm nắm bắt triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty. CTR hiện giao dịch với P/E 2022/2023 là 20x/15x, nhờ tăng trưởng EPS lần lượt là 25,9%/32,2%.
Trong khi đó, các công ty cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu hiện giao dịch ở mức P/E 2022/2023 là 25,5x/22,6x nhưng với mức tăng trưởng EPS thấp hơn là 18,1%/10,2%. Với mức giá mục tiêu 1 năm, P/E mục tiêu cho năm 2022/2023 là 24,6x/18,6x, tương ứng với mức tăng trưởng EPS 2022/2023 là 25,9%/32,2%.
Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị:
✓ Nếu giá thép hạ nhiệt trong 6 tháng cuối năm 2022 và 2023, biên lợi nhuận gộp mảng xây dựng có thể sẽ tốt hơn ước tính của chúng tôi.
✓ Nếu lộ trình phát triển 5G có thể được thúc đẩy nhanh hơn dự kiến trong năm 2022 hoặc 2023, số lượng trạm BTS có thể cao hơn ước tính và cải thiện lợi nhuận. Được biết, việc cải thiện biên lợi nhuận của công ty phần lớn phụ thuộc vào mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông này.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Dòng tiền hoạt động (OCF) phải được duy trì ổn định để tài trợ nhu cầu vốn đầu tư. Ngoài ra, dòng tiền hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi vốn lưu động vốn dĩ tận dụng các khoản phải thu và phải trả từ Công ty mẹ – Tập đoàn Viettel.