Mô hình Parabol lợi nhuận cực cao – Code Amibroker

1. Mô hình Parabol trong chứng khoán là gì?
Trong toán học đường Parabol là một đường cong đối xứng nhau. Trong giao dịch chứng khoán, đường Parabol cho thấy dấu hiệu của một cổ phiếu tăng giá cực mạnh, lợi nhuận mang lại có thể gấp hai gấp ba lần. Thường khi xuất hiện trên khung thời gian tháng, chúng ta có thể thấy một loạt các nến tăng dài tăng mạnh diễn ra trong một đến hai tháng. Cùng với việc tăng giá mạnh, sẽ xuất hiện một loạt các đợt công phá kháng cự hoặc đỉnh giá mới.

Việc tăng giá mạnh của mô hình Parabol biểu đồ giá của cổ phiếu thường có dạng dốc đứng như dưới đây:

Mô hình Parabol trong chứng khoán là gì?
Mô hình Parabol trong chứng khoán là gì?
Để xảy ra việc giá tăng mạnh như vậy, thường sẽ có một vài phiên phiên tăng giá bùng nổ kèm theo khối lượng lớn. Thị trường phản ứng lạc quan với tín hiệu này. Nhà đầu tư tranh nhau mua cổ phiếu khiến giá tăng dựng đứng.

Các tổ chức hoặc đội lái cũng kéo giá lên cao và không cho nhà đầu tư nhỏ lẻ cơ hội được mua giá thấp. Khi giá tăng quá nhanh, tâm lý nhà đầu tư sẽ cảm thấy sốt ruột và nhảy vào mua đuổi với hy vọng mình không lỡ chuyến tàu, từ đó dẫn tới việc đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn nữa. Khi cá đã vào lưới rồi, những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và tổ chức bắt đầu chốt lời.

Ưu điểm của mô hình Parabol trong chứng khoán:

Mô hình Parabol trong chứng khoán là dạng mô hình tăng giá cực nhanh và mạnh trong tới gian ngắn, có thể tích lũy hoặc không có tích lũy, nhưng cổ phiếu trước đó có nền tích lũy tốt thì sức mạnh và thời gian tăng giá diễn ra nhanh chóng hơn.
Sử dụng hiệu quả trên khung thời gian tuần và tháng, do đó khi xác định được hình thành mẫu hình này nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ mà không cần mất quá nhiều thời gian theo dõi cổ phiếu.
Nhược điểm của mô hình Parabol trong chứng khoán:

Việc tăng giá mô hình Parabol là rất tốt, nhưng nó cũng rất rủi ro vì xu hướng mẫu hình có thể phá vỡ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, việc tăng giá mạnh thường là do tâm lý Fomo mua bất chấp của nhà đầu tư, điều này chỉ mang tính thời điểm. Một khi cổ phiếu đã tăng nóng, xu hướng đảo chiều có thể xuất hiện bất kỳ khi nào.
2. Cách sử dụng mô hình Parabol trong chứng khoán
1. Xu hướng di chuyển trong mô hình Prabol
a. Tăng giá và tích lũy lại
Dạng mô hình Parabol di chuyển theo xu hướng vừa tăng giá vừa tích lũy lại. Ở ví dụ dưới đây là cổ phiếu VNA di chuyển theo mẫu hình Parabol, nhà đầu tư sẽ thấy mẫu hình này rõ nhất khi quan sát tại khung tháng.

Cổ phiếu VNA tăng giá theo mẫu hình Parabol – Tăng giá và tích lũy lại
Cổ phiếu VNA tăng giá theo mẫu hình Parabol – Tăng giá và tích lũy lại
Trong giai đoạn uptrend, nhà đầu tư rất dễ giao dịch theo kỹ thuật. Nhà đầu tư nên mua khi cổ phiếu ở nền tích lũy 1 hoặc nền giá tích lũy 2, vì mua ở nền giá tích lũy 3 khả năng thất bại là 80% và lợi nhuận thường không quá cao. Lưu ý giá có thể còn hình thành nến tích lũy 4 rồi mới giảm. Tuy nhiên, khả năng thành công rất thấp.

b. Tăng giá không tích lũy lại
Khi tăng giá không tích lũy lại. Ta có một mô hình Parabol có độ dốc cao, biến động giá và khối lượng ở mức cao và tất nhiên rủi ro cũng cao hơn khi giao dịch. Nếu muốn tham gia vào cổ phiếu thì nhà đầu tư nên chờ cổ phiếu điều chỉnh lại chạm các hỗ trợ EM6 hoặc EM10. Trường hợp này không có điểm chốt lời cụ thể, thường thì nhà đầu tư tìm những điểm đảo chiều như: mẫu hình nến nhật đảo chiều, dấu hiệu phân phối như giá giảm và khối lượng tăng cao…

Thường với cổ phiếu mang tính chất đầu cơ cao sẽ di chuyển theo kiểu này, giá cổ phiếu thường tăng trần liên tục trong nhiều phiên, nhà đầu tư có thể lãi X2, X3…X7 trong thời gian rất ngắn.

2. Cách vẽ và xác định mẫu hình Parabol
Nhà đầu tư sử dụng Amibroker hoặc Tradingview đều có biểu tượng Parabol (hình bán nguyệt). Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nhà đầu tư nên áp dụng mô hình Parabol này trên khung thời gian tuần hoặc khung thời gian tháng sẽ đạt được hiệu quả cao.

Thường thì các cổ phiếu di chuyển theo mẫu hình Parabol có nền tảng tích lũy dài trước đó sẽ có xu hướng tăng rất mạnh, khi đó hình dáng của mẫu hình này giống như hình chữ U nhiều hơn.

Dưới đây là một vài mô hình Parabol trong chứng khoán:

Cổ phiếu CCL xu hướng tăng giá và tích lũy lại, cổ phiếu sẽ có xu hướng di chuyển tới vùng đỉnh cũ 19.7, tương ứng với vùng đỉnh Parabol bên trái. Khi đạt tới vùng giá đỉnh cũ nếu có dấu hiệu tích lũy lại: khối lượng không tăng trên MA(V,20) thì có thể nắm giữ tiếp tục và gia tăng khi vượt đỉnh mọi thời đại.
Cổ phiếu CCL di chuyển theo mẫu hình Parabol
Cổ phiếu CCL di chuyển theo mẫu hình Parabol
Cổ phiếu VNA di chuyển tăng cực mạnh do nền tảng tích lũy đi sideway dài hạn, khi cổ phiếu bùng nổ, giá cổ phiếu tăng 700% chỉ trong 4 tháng, cổ phiếu VNA trên khung tháng di chuyển theo Parabol và có hình dáng gần như chữ U.
Cổ phiếu VNA di chuyển theo mẫu hình Parabol và hình dáng gần như chữ U
Cổ phiếu VNA di chuyển theo mẫu hình Parabol và hình dáng gần như chữ U
Tính đến thời điểm viết bài 20/10/2021 các mã cổ phiếu: KBC, BVS, LCG, FLC, PVL, BVG, VNE, VTO, HQC, VPH, đang hình thành theo mẫu hình Parabol này. Nhà đầu tư có thể kiểm nghiệm lợi nhuận mang lại của mẫu hình này với các mã cổ phiếu trên:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *