Khám phá mô hình giá đảo chiều Victory mới mẻ và độc đáo
MÔ HÌNH VICTORY TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?
Sở dĩ tên là Victory là vì tác giả thấy nó giống chữ V, tuy nhiên, trên thị trường Forex, tôi thấy nó giống chữ W hơn , không phải mô hình hai đáy nhé. Ở phần sau tôi sẽ trình bày rõ hơn.
Ngoài mô hình Victory đáy (chữ V) như bài gốc, chúng ta còn có mô hình Victory đỉnh (/\) cho xu hướng giảm.
Đây là dạng lý thuyết của mô hình Victory đáy:
Mô hình được chia làm 3 con sóng tạo nền (A, B, C)và 2 con sóng đẩy (1, 2). Cụ thể như sau:
Sóng A: chính là xu hướng giảm trước đó, có độ dốc lớn. Trong mô hình này nhất định phải có xu hướng giảm trước đó để tạo nền. Nếu là mô hình Victory đỉnh thì sóng A là sóng tăng.
Sóng B: Kết thúc sóng A sẽ là sóng B. Sóng này được coi là sóng hồi, chưa phải là đảo chiều xu hướng. Giai đoạn chuyển từ A sang B bạn có thể phát hiện ra nhờ các công cụ như ADX, VSA hay price action tùy vào bạn, nhưng phát hiện khá dễ.
Sóng C: Sau giai đoạn hồi lên của B thì giá đã hết lực cung để giảm tiếp. Tuy nhiên lực cầu vẫn rất yếu không đủ sức để đẩy giá lên. Do đó, giá sẽ đi ngang tích lũy một khoảng thời gian gọi là sóng C.
Tại sóng C:
+ Giá sẽ dao động rất yếu (gắn Bollinger Bands thì thấy giá đang thắt nút cổ chai tại vùng này)
+ Tuy có dao động lên xuống trong biên độ, nhưng Volume yếu dần về sau. Cho thấy sự tiết cung ở đây, tức là lực cung đã bị triệt tiêu gần hết.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự nhận định, chúng ta chưa thể vào lệnh tại thời điểm này vì chưa có sự xác nhận của lực cầu.
BUY / SELL NHƯ THẾ NÀO?
3 con sóng ABC tạo nền giá đã xong. Bây giò là lúc chờ đợi để vào lệnh.
Có hai trường hợp xảy ra, một là tăng, hai là giảm. Vậy Buy / Sell như thế nào đây?
Như tôi đã nói ỏ phần trước, trong giai đoạn sóng C, lực cung có thể đã bị triệt tiêu, nhưng lực cầu vẫn chưa xuất hiện thì vẫn chưa thể vào lệnh.
Sóng 1: giá tăng đột biết, breakout sóng C kèm volume khủng thì đó là tín hiệu chính thức dòng tiền lớn đã tạo lực cầu mạnh. Đây là lúc vào lệnh BUY.
Sóng 2: Mô hình Victory này không phải là tích lũy để đẩy giá lên mà là chặng nghỉ để tiếp tục đạp giá xuống. Giá giảm kết hợp với volume cao là tín hiệu đã SELL theo xu hướng cũ.
VÍ DỤ CHO MÔ HÌNH VICTORY ĐỈNH / ĐÁY
Dưới đáy là ví dụ cho mô hình Victory đáy trong cặp GBPUSD khung M15.
Bạn đã thấy, xu hướng giảm trước đó chính là sóng A. Sau đó giá ngừng giảm và điều chỉnh tạo ra sóng B. Sau khi điều chỉnh xong, giá không tiếp tục xu hướng giảm và di chuyển ngang với volume cực yếu tạo thành sóng C.
Ba con sóng này bạn không cần tìm cách đoán nó trước làm gì. Sóng A, B, C chỉ là phần tạo nền hay nói cách khác là để xác nhận mô hình Victory đang hình thành. Cứ để nó diễn ra, bạn chỉ cần trông chờ vào sóng 1 hoặc sóng 2 mà thôi.
Sau khi kết thúc sóng C, giá sẽ đứng trước thời khắc: một là tăng mạnh, hai là giảm mạnh. Hãy chờ cho nó breakout theo 1 hướng rồi vào lệnh breakout. Nhưng…!
Một câu hỏi đặt ra, làm sao có thể biết trước nó tăng hay giảm đây. Tôi không muốn trade breakout mà đánh ngay sóng C có được không? Câu trả lời là có thể nhưng khá rủi ro và cần kinh nghiệm.
Một phần tác giả chưa nhắc đến trong mô hình này, mà tôi nghĩ chứng khoán sẽ ít có hơn Forex, đó là CÚ NHÚN.
CÚ NHÚN cực kỳ quan trọng, tại sao lại có cú nhún, và tại sao Forex lại có nhiều hơn chứng khoán.
Cú nhún thực chất chính là hành động test cung một lần nữa trước khi đi lên, vì forex là thị trường siêu thanh khoản, việc test cung là cực kỳ cần thiết.
Do đó, khi xuất hiện cú nhún ở dưới đáy sóng C, thì đó là dấu hiện sớm cho bạn biết thị trường sẽ đi lên.
Nói tóm lại, khi hết sóng C bạn nên kỳ vọng một Cú nhún trước khi đến với sóng 1. Chúng ta sẽ vào lệnh sớm ở cú nhún và vào thêm 1 lệnh nữa khi giá breakout sóng C tạo sóng 1.
Tôi sẽ thêm một ví dụ nữa cho mô hình Victory đỉnh: