Cập nhật phân tích Công ty Cổ phần FPT

MUA – Giá mục tiêu 1 năm: 136.900 Đồng/cp

Ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng cao

Luận điểm đầu tư:

Chúng tôi lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 136.900 đồng/cp (giá mục tiêu trước đây là 112.500 đồng/cp) – tiềm năng tăng giá 28% cùng với tỷ suất cổ tức 2%. Mức giá mục tiêu cao hơn phản ánh tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của mảng công nghệ.

Ước tính LNTT năm 2022 của mảng công nghệ tăng 30% so với cùng kỳ nhờ mảng CNTT nước ngoài (+29,9%) và trong nước (+32,1%). Hơn nữa, ban lãnh đạo cũng tự tin rằng mức tăng trưởng 30% của mảng CNTT trong nước cũng có thể duy trì trong 3 năm tới, tương tự với mảng giáo dục. Ngoài ra FPT cũng có thể là một lựa chọn đầu tư để tránh sự biến động của giá cả hàng hóa; song tăng trường LNTT ước tính năm 2022 vẫn duy trì được mức cao 2 con số.

Tóm tắt năm 2021

Triển vọng lợi nhuận năm 2022:

Biên lợi nhuận ổn định và ước tính LNTT tăng trưởng 24.6% Tóm tắt 2T2022: LNTT tăng 30% so với cùng kỳ nhờ 2 mảng chính (công nghệ và viễn thông)

• Mảng công nghệ tăng 56% so với cùng kỳ và mảng viễn thông tăng 21% so với cùng kỳ.

• Về mảng công nghệ, cả dịch vụ CNTT nước ngoài và trong nước đều đạt mức tăng trưởng LNTT lần lượt là 52% và 88% so với cùng kỳ.

• Hơn nữa, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số (DX) trong 2T2022 tăng 81% so với cùng kỳ và tỷ trọng DX trên doanh thu CNTT nước ngoài tăng lên 37% từ 27% trong 2T2021. Điều này cho thấy biên lợi nhuận trước thuế 2T2022 của mảng CNTT nước ngoài cải thiện hơn 210bps.

Triển vọng năm 2022:

LNTT năm 2022 ước tính tăng trưởng+24,6% so với cùng kỳ; trong đó dẫn dắt bởi mảng công nghệ (+30,2% so với cùng kỳ) nhờ cải thiện biên lợi nhuận LNTT dịch vụ CNTT nước ngoài ước tính tăng 30% so với cùng kỳ

• Theo dự báo của Gartner, chi tiêu cho dịch vụ CNTT trên toàn cầu ước tính tăng trưởng 1 con số ở mức cao trong giai đoạn 2022-2023

• Theo thị trường, Nhật Bản có thể cải thiện mức tăng trưởng lên khoảng 19% -20% trong năm 2022 (từ 5% trong năm 2021), theo ban lãnh đạo (biết rằng Nhật Bản là thị trường CNTT nước ngoài lớn nhất của FPT với tỷ trọng doanh thu 44%). Thị trường Mỹ, APAC và Châu Âu dự kiến duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số lần lượt là 34%, 36% và 26% trong năm 2022.

• Tỷ trọng doanh thu DX cao hơn sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận trước thuế của mảng CNTT nước ngoài tăng 30% (biểu đồ 6). Nhìn chung, doanh thu DX trong 2T2022 tăng 81% so với cùng kỳ và nâng tỷ trọng doanh thu lên 37% so với mức 27% trong 2T2021.

Theo đó, biên lợi nhuận trước thuế 2T2022 tăng 210bps. Cùng với việc tăng số lượng khách hàng với quy mô doanh thu lớn hơn và số lượng hợp đồng với các dịch vụ giá trị gia tăng cao hơn (dịch vụ tư vấn và chuyển đổi số), biên lợi nhuận trước thuế năm 2022 của mảng CNTT nước ngoài ước tính cải thiện 30 bps lên 17%. Ước tính LNTT dịch vụ CNTT trong nước dạt tăng trưởng 32% so với cùng kỳ

• Mặc dù dịch Covid bùng phát trong Q3/2021, tăng trưởng LNTT năm 2021 của mảng CNTT trong nước vẫn duy trì ở mức cao 41% so với cùng kỳ.

• Với nhu cầu tăng mạnh ở cả khu vực tư nhân và nhà nước, ban lãnh đạo đặt ra mục tiêu tăng 30% so với cùng kỳ cho mảng CNTT trong nước trong 3 năm tới. FPT đã ký kết các dự án DX với 19 tỉnh trong năm 2021 và 3 tỉnh mới vào 2T2022 (Bến Tre, Khánh Hòa và Quảng Ninh).

Dịch vụ viễn thông: Ban lãnh đạo đặt ra mục tiêu tăng trưởng LNTT cho mảng viễn thông đạt 15% trong 3 năm tới, dựa trên thuê bao internet tăng trưởng thấp 10% và thuê bao PayTV tăng 20% so với cùng kỳ. Chúng tôi ước tính biên LNTT năm 2022 của mảng dịch vụ viễn thông cải thiện 10 bps – thấp hơn so với kế hoạch của công ty (+40%).

Dựa trên mức tăng trưởng 20% của PayTV (PayTV gần đây đã đạt mức hòa vốn vào tháng 7/2020) và trung tâm dữ liệu tăng 30% có thể bù đắp chi phí tăng cao cho dịch vụ băng thông internet.

Quảng cáo trực tuyến: Kinh tế mở cửa trở lại có thể thúc đẩy các hoạt động quảng cáo giúp đẩy nhanh doanh thu.

Mảng giáo dục: Ban lãnh đạo cũng đặt ra mức tăng trưởng LNTT khoảng 30% so với cùng kỳ trong 3 năm tới.

• P/E mục tiêu cho mảng công nghệ tăng từ 24x lên 25x do lợi nhuận tăng trưởng mạnh khoảng 30% trong năm 2022-2023. Các công ty công nghệ thông tin nước ngoài giao dịch ở mức P/E 2022 là 21x với EPS trung bình tăng 20%.

Tuy nhiên, mảng công nghệ của FPT có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều ở mức 30% nên chúng tôi kỳ vọng P/E mục tiêu mảng công nghệ của FPT (25x) ở mức cao hơn mức bình quân khu vực.

• P/E mục tiêu cho mảng giáo dục tăng từ 11x lên 15x, nhờ tăng trưởng lợi nhuận 30% trong 3 năm tới.

• P/E mục tiêu cho mảng viễn thông không thay đổi ở mức 10x do tiềm năng tăng trưởng dưới 10%.

• Chúng tôi áp dụng EPS trung bình năm 2022-2023 và nâng giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu FPT từ 112.500 đồng lên 136.900 đồng và lặp lại khuyến nghị MUA. Với mức giá mục tiêu 1 năm là 136.900 đồng cho thấy P/E năm 2022 là 25x nhờ vào mức tăng trưởng mạnh 25% của EPS năm 2022.

Rủi ro đầu tư: Các biến thể Covid-19 mới có thể tác động tiêu cực đến mảng dịch vụ CNTT trong nước, cũng như mảng quảng cáo số.

Nguồn: Bloomberg, SSI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *