Cập nhật Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Giành lại một phần thị phần CASA

Tóm tắt Q1/2022 Bảng:

Tóm tắt bảng cân đối kế toán (tỷ đồng)

Tăng trưởng tín dụng tương đối tốt, trong đó khách hàng doanh nghiệp đóng góp mức tăng trưởng cao nhất. Tổng dư nợ tín dụng của VCB đạt 1,03 triệu tỷ đồng (tăng 5,9% so với đầu năm hay tăng 17,5% so với cùng kỳ), tăng trưởng cao hơn một chút so với mức trung bình của ngành (tăng 5% so với đầu năm).

Cho vay doanh nghiệp lớn đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8% so với đầu năm, trong khi cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tăng dưới 6% so với đầu năm. VCB là một trong số rất ít ngân hàng còn nhiều room tín dụng trước khi chạm hạn mức mà NHNN cung cấp (hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp là 15%), điều này sẽ giúp ngân hàng đạt được mức tăng trưởng ổn định trong quý tới.

Tỷ trọng dư nợ cho vay của VCB đối với ngành bất động sản là khoảng 26%, trong đó khoảng 3% là cho vay kinh doanh bất động sản, và khoảng 22%- 23% là cho vay mua nhà.

Thị phần CASA lần đầu tiên tăng lên sau 3 năm qua. Việc miễn phí chuyển tiền bắt đầu từ năm 2022 đã giúp lượng tiền gửi không kỳ hạn của VCB tăng thêm 27 nghìn tỷ đồng (tăng 7,4% so với đầu năm), phần lớn đến từ khách hàng bán lẻ. Tỷ lệ CASA giữa khách hàng cá nhân & SMEs và các doanh nghiệp lớn là 60%/40%.

Trong số 3 NHTMCPNN áp dụng chính sách miễn phí chuyển khoản trong năm 2022, VCB thu hút được nhiều tiền gửi không kỳ hạn nhất. BID và CTG có tổng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên lần lượt đạt 5 nghìn tỷ và 10 nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm cuối Q1/2022, tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn) đạt 33% (so với cuối năm 2021 là 32% và mục tiêu của ngân hàng cho năm 2022 là 35%).

NIM cải thiện xuất phát từ cả chi phí vốn và lợi suất tài sản. Tỷ lệ CASA được cải thiện giúp chi phí vốn bình quân tại VCB đã giảm thêm -4 bps so với quý trước (-17 bps so với cùng kỳ). Trong khi đó, lãi suất cho vay bình quân tăng 19 bps so với quý trước (đi ngang so với cùng kỳ) lên mức 6,38%, điều này có thể đến từ khoản lãi dự thu của các khoản dư nợ tái cơ cấu.

NIM tăng 20 bps so với quý trước (tăng 20 bps so với cùng kỳ) lên mức 3,36% và thu nhập lãi ròng (NII) tăng trưởng tốt ở mức 17%.

Thu nhập phí yếu đúng như dự kiến. Thu nhập ròng ngoài lãi (Non-NII) giảm 18% (giảm 774 tỷ đồng), chủ yếu là do thu từ ngân hàng số giảm (khoảng 500 tỷ đồng) với chương trình miễn phí giao dịch bắt đầu diễn ra trong năm 2022. Non-NII giảm một phần cũng là do VCB chưa ghi nhận khoản thưởng theo hợp đồng bancassurance (milestone bonus) với FWD.

Khoản phí này năm trước được ghi nhận vào quý 1 (~ 300 tỷ đồng), trong khi năm nay sẽ được ghi nhận vào trong các quý tới. Ngược lại, thu nhập từ dịch vụ thẻ và tài trợ thương mại trong Q1 tăng trưởng mạnh (~35% so với cùng kỳ), nhờ đó thị phần tài trợ thương mại của VCB cải thiện lên 17% (so với mức 15,3% trong Q3/2021).

Chất lượng tài sản tương đối ổn định. Thoạt nhìn chất lượng tín dụng có vẻ yếu, do nợ Nhóm 2 và nợ xấu đều tăng lần lượt 1 nghìn tỷ đồng và 2,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, VCB không thực hiện xử lý nợ bằng nguồn dự phòng trong kỳ, đồng thời dư nợ tái cơ cấu giảm 2,9 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tổng chi phí dự phòng tăng thêm 5 nghìn tỷ đồng lên 31 nghìn tỷ đồng, cao hơn tổng của nợ quá hạn và dư nợ tái cơ cấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu lần lượt là 0,82% và 373%.

Trong Q1/2022, VCB đã hoàn nhập khoản dự phòng 3 nghìn tỷ đồng đã được trích lập cho một khoản vay của Ngân hàng Xây dựng (CBB). Điều này làm cho tổng chi phí dự phòng của Q1/2022 không đổi so với cùng kỳ, đạt 2,3 nghìn tỷ đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *